THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
- Tên công trình: Xây dựng nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài
- Tư vấn thiết kế: Kyo Ariyoshi, Nguyễn Đăng Quang, Hiroyuki Enomoto, Phạm Tiến Thắng
- Địa điểm:Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Chức năng: Kiến trúc công cộng
- Diện tích đất: 25 ha
- Năm hoàn thành: 2022
Công trình đạt Giải Vàng Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2024 – 2025, hạng mục Kiến trúc công cộng.
Chi tiết các công trình đạt giải xem tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/ket-qua-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-2024-2025.html
Sân bay quốc tế Phú Bài là một trong những công trình kiến trúc quan trọng góp phần trong việc kết nối phát triển kinh tế – du lịch – văn hóa giữa Huế với các thành phố, tỉnh thành ở Việt Nam và cả quốc tế. Sân bay Phú Bài được xây dựng nhằm phục vụ quân sự và dân dụng cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Yếu tố quan trọng nhất trong việc thiết kế một Nhà ga sân bay là hiểu đầy đủ các yếu tố cấu thành cơ sở, ví dụ : Không gian văn phòng, bán lẻ và cho thuê, ga đường sắt… Khác với bất kì loại công trình nào khác, thiết kế Nhà ga sân bay góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho các chủ sở hữu khác nhau, không chỉ ở hiện tại mà còn có tầm nhìn trong tương lai.
Để thực hiện điều này, bắt đầu với cách bố trí xây dựng Nhà ga ban đầu được thiết lập dựa trên các thông tin yêu cầu cơ bản, sau đó giải pháp tối ưu phải được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa các bên liên quan. Các yếu tố khác nhau cần xem xét; hiện trạng của đơn vị khai thác, vấn đề an toàn, vận hành và bảo trì, lợi nhuận, chiến lược trong tương lai, công nghệ hiện đại, đặc điểm địa phương, cân nhắc môi trường, chất lượng dịch vụ, định vị trong mạng nội địa và hàng không, v.v.
Ngoại thất công trình được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung điện Huế với đặc trưng là các lớp mái chồng xếp lên nhau và vươn xa, hình tượng các lớp mái đó được cách điệu lên hình thức mái của công trình nhà ga hiện đại nhưng không dập khuôn kiến trúc cổ. Từ hướng đường tiếp cận, nhà ga T2 có lớp mái trải dài và hiện diện nổi bật vừa có tính đặc trưng của một kiến trúc nhà ga hành khách vừa ấn tượng như thể Kiến trúc cung điện Huế đang vút cao lên bầu trời. Thiết kế của nhà ga T2 – Cảng HKQT Phú Bài thể hiện khát vọng vươn lên và hướng tới tương lai.
Thiết kế ý tưởng nhà ga – tăng giá trị sử dụng Công trình nhà ga được thiết kế để đáp ứng dự báo nhu cầu hành khách. Hơn nữa, công trình có thể duy trì và nâng cao giá trị nhiều năm trong tương lai bằng cách khéo léo đáp ứng các đặc điểm và tình huống khác nhau của nhà ga. Bằng cách tăng hiệu quả của các chức năng xây dựng nhà ga, chi phí xây dựng của công trình có thể được giảm mà không gây ra những thay đổi lớn về mức độ chất lượng của hoạt động và dịch vụ.
Quy mô của công trình nhà ga được quy hoạch dựa trên dự báo nhu cầu hành khách. Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa đã mang lại những biến động lớn cho môi trường dịch vụ hàng không, và có những trường hợp nhu cầu tăng trưởng biến động. Khi lập quy hoạch các nhà ga, bắt buộc phải lập quy hoạch mở rộng dài hạn để giải quyết những thay đổi này một cách linh hoạt, duy trì chất lượng dịch vụ và đồng thời giữ chi phí xây dựng và chi phí hoạt động thấp.
Không gian, được lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam, chào đón hành khách đến nồng nhiệt tại Sảnh đến và Khu vực đường tầng. Hành khách cũng sẽ cảm thấy không khí tốt đẹp, không bị ảnh hưởng từ những cơn mưa ở Huế bởi mái đua lớn ở trên. Ánh sáng tự nhiên thông qua hệ thống lưới tản nhiệt bằng gỗ chiếu sáng bề mặt của bể cảnh trên sân hiên. Hành khách sẽ tìm ra rằng không gian này không chỉ là một nút giao thông mà còn là một trong những ấn tượng đáng nhớ nhất.
Đinh Hằng – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc